VÔI LÀ MỘT HÓA CHẤT ĐƯỢC SỬ DỤNG RỘNG RÃI TRONG THỦY SẢN VÀ NÔNG NGHIỆP
Vôi là một hóa chất được sử dụng rất rộng rãi để nâng pH nước (đặc biệt khi mưa lớn), tăng độ kiềm, khử phèn trong đất và nước, diệt tạp, giảm tảo và sát khuẩn bờ ao, đáy ao, làm trong nước, giảm CO2, phân hủy mùn bã đáy ao, tạo môi trường kiềm giúp tôm cứng vỏ...
Công thức hóa học của vôi các dạng chủ yếu:
CaO (vôi nóng, vôi nung, vôi sống): làm tăng mạnh pH, chỉ dùng khi cải tạo ao, không dùng cho ao đang nuôi tôm, cá.
Ca(OH)2 (vôi tôi): dùng cải tạo ao, tăng pH đất, nước
CaCO3 (vôi đá, vôi nông nghiệp, super canxi): hạ phèn, khử trùng
Dolomite (Vôi đen CaMg(CO3)2): hạ phèn, ít ảnh hưởng tới pH.
Dạng thương phẩm: Là dạng bột / cục màu trắng. Tùy theo mục đích sử dụng chọn loại vôi phù hợp.
Ưu điểm : Rẻ tiền, nhiều công dụng.
Nhược điểm : Dễ mất tác dụng khi để lâu trong môi trường ẩm
Sử dụng :
1. Cải tạo ao nuôi: dùng vôi bột CaCO3 hay vôi tôi Ca(OH)2, lượng sử dụng: 10 – 15 kg/ 100m2.
2. Hạ phèn: khắc phục hiện tượng rửa trôi phèn sau mưa và xì phèn từ đáy ao. Dùng vôi bột CaCO3.
Với ao nuôi cá con: hòa với nước, lóng lấy nước trong tạt xuống ao (có thề làm nhiều lần). Lượng sử dụng: 1 - 2 kg/100m2.
Với ao nuôi cá lớn, tôm: hòa với nước, không cần lóng trong, tạt xuống ao. Lượng sử dụng: 1 – 2 kg/100m2.
Với bè nuôi cá: cho vôi vào các bịch vải nhỏ, treo vào bè, ở đầu dòng chảy. Lượng sử dụng: 2 – 4 kg/10m3 nước trong bè,
3. Lắng chìm các chất hữu cơ lơ lửng trong nước sau khi mưa, làm giảm độ đục của nước. Lượng sử dụng: 1 – 2 kg vôi CaCO3 /100m2. Hòa vôi với nước rồi tạt khắp ao.
4. Phòng bệnh cho tôm, cá: trong quá trình nuôi, định kỳ 10 – 15 ngày một lần bón vào ao 1 – 2 kg vôi CaCO3 /100m2. Đối với bè thì treo túi vôi 2 – 4 kg/10m3 nước bè.
Sử dụng vôi trong nông nghiệp:
- Cải tạo đất (đất phèn) trồng cây
- Tác dụng như phân vô cơ cung cấp canxi (cần thiết cho một số loại cây: cà chua, ớt...)
- Chống nấm trên thân cây
- Hút ẩm trong bảo quản nông sản
- Tẩy trùng chuồng trại chăn nuôi
- Diệt ốc bươu vàng: khi gieo sạ, đánh rãnh thoát nước trên mặt ruộng để ốc tập trung vào các rãnh và thu gom bằng tay dễ dàng. Sử dụng vôi bột để khống chế OBV với lượng 1kg cho khoảng 20m đoạn rãnh hoặc ở những nơi trũng còn đọng nước trên mặt ruộng thì dùng với lượng 1kg cho diện tích 30m2)
Sử dụng vôi trong nuôi trồng thủy sản
Trong nuôi trồng thủy sản tùy vào thời điểm, nhu cầu để sử dụng loại vôi phù hợp:
- Vôi dùng trong cải tạo ao nuôi: Thường sử dụng vôi bột CaCO3 hay vôi tôi Ca(OH)2 với liều lượng từ 10-15 kg/100m2. Nếu ao có độ phèn cao (pH <5) thì nên sử dụng vôi sống CaO để xử phèn hiệu quả.
- Dùng vôi để hạ phèn: Khi ao bị nhiễm phèn do rửa trôi hay xì phèn từ đáy ao sau mưa thì dùng vôi bột với liều lượng như sau:
- Đối với ao nuôi cá con : dùng từ 3 – 4 kg/100 m2 hòa với nước, lắng lấy nước trong tạt xuống ao (thực hiện nhiều lần).
- Đối với ao nuôi cá lớn, tôm : dùng khoảng 1 – 2 kg/100 m2 hòa với nước rồi tạt xuống ao không cần lắng trong.
- Đối với bè nuôi cá : treo bịch, liều dùng từ 2 – 4 kg/10 m3 nước trong bè, treo thành bịch nhỏ đầu dòng chảy
- Bón vôi để lắng chìm các chất hữu cơ dạng keo.
- Sau những trận mưa thì nước chứa bùn đất, phù sa dồn xuống ao, hồ làm cho nước ao trở nên đục. Sự chiếu sáng vào nước dưới ao hạn chế kéo theo sự quang hợp của thực vật dưới ao kém, môi trường dưới ao trở nên yếm khí. Để làm nước trở nên trong lại cần dùng khoảng 1 – 2 kg/100 m2 vôi bột CaCO3 hòa với nước và hòa vào toàn bộ diện tích ao.
- Bón vôi định kỳ: Thông thường định kỳ từ 10-15 ngày nên bón vôi nông nghiệp vào ao 1 lần với liều lượng 2 – 4 kg/100 m2 để ngăn ngừa dịch, phòng bệnh cho tôm cá.
Liên hệ: 0902.121.128 - 0936.121.125
Nhà máy sản xuất: KCN Kiện Khê - Hà Nam
Công ty TNHH Khoáng Sản Xanh / 0 Bình luận / 23/ 08/ 2016