Cao lanh (Kaolin) và những ứng dụng cần thiết trong Công nghiệp

Cao lanh là loại khoáng sản quan trọng và có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực công nghiệp khác nhau, nhất là công nghiệp gốm sứ. Việt Nam là một trong số các quốc gia có tiềm năng lớn về khoáng sản này.

Cao lanh phân bố khá rộng rãi và phổ biến ở nhiều nơi trên lãnh thổ nước ta, trong đó có Đông Bắc Bộ. Có thể nói, miền Đông Bắc Bộ chỉ đứng sau Đông Nam Bộ về tiềm năng Cao lanh. Cho đến nay, rất nhiều mỏ Cao lanh ở Đông Bắc Bộ đã được tìm kiếm, thăm dò, khai thác phục vụ cho các ngành công nghiệp trong nước và xuất khẩu. Với tiềm năng lớn và chất lượng tốt, Cao lanh ở miền Đông Bắc Bộ nước ta đã và đang giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong ngành công nghiệp khai khoáng nói riêng và trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội nói chung.

Trong công nghiệp, Cao lanh (Kaolin) được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như gốm sứ, vật liệu mài, sản xuất nhôm, phèn nhôm, đúc, vật liệu chịu lửa, chất độn sơn, cao su, giấy, xi măng trắng…

Các lĩnh vực công nghiệp sử dụng Cao lanh :Cao lanh (Kaolin) là nguyên liệu mang nhiều tính chất kỹ thuật có giá trị, được dùng trong nhiều lĩnh vực sản xuất của nền kinh tế quốc dân. Chất lượng và khả năng sử dụng trong các ngành công nghiệp khác nhau phụ thuộc vào thành phần hoá học, đặc điểm cơ lý, thành phần khoáng vật của Cao lanh.

-Lĩnh vực sản xuất đồ gốm: Cao lanh dùng trong lĩnh vực sản xuất đồ gốm được phân loại theo độ chịu lửa, hàm lượng Al2O3 + TiO2, nhiệt độ thiêu kết, hàm lượng oxit nhuộm màu, độ dẻo, mật độ xâm tán và hàm lượng các bọc lớn.

-Trong ngành sản xuất vật liệu chịu lửa, người ta dùng Kaolin để sản xuất gạch chịu lửa, gạch nửa Axit và các đồ chịu lửa khác. Trong ngành luyện kim đen, gạch chịu lửa làm bằng Kaolin chủ yếu được dùng để lót lò cao, lò luyện gang, lò gió nóng. Các ngành công nghiệp khác cần gạch chịu lửa với khối lượng ít hơn, chủ yếu để lót lò đốt, nồi hơi trong luyện kim màu và công nghiệp hoá học, ở nhà máy lọc dầu, trong công nghiệp thuỷ tinh và sứ, ở nhà máy xi măng và lò nung vôi.

- Trong công nghiệp sản xuất giấy, Cao lanh (Kaolin) làm cho giấy có mặt nhẵn hơn, tăng thêm độ kín, giảm bớt độ thấu quang và làm tăng độ ngấm mực in tới mức tốt nhất. Loại giấy thông thường chứa 20% Kaolin, có loại giấy chứa tới 40% Kaolin. Thường một tấn giấy tiêu tốn tới 250-300 kg Kaolin.

 - Trong công nghiệp cao su, Kaolin có tác dụng làm tăng độ rắn, tính đàn hồi, cách điện, độ bền của cao su. 

- Trong sản xuất da nhân tạo (giả da), Kaolin có tác dụng làm tăng độ bền, độ đàn hồi.

 - Trong sản xuất sơn, Cao lanh làm tăng độ sệt và gây mờ lớp sơn

 - Trong sản xuất xà phòng, Kaolin có tác dụng đóng rắn khi sản xuất, hấp thụ dầu mỡ khi sử dụng

-Trong sản xuất thuốc trừ sâu, sử dụng Kaolin có độ khuếch tán lớn, sức bám tốt, trơ hoá học, hợp chất sắt thấp, độ hạt 22 m từ 40-75%.

Trong các lĩnh vực sử dụng khác, Kaolin được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất xi măng trắng, các chất trám trong xây dựng

Với tiềm năng lớn và chất lượng tốt, Cao lanh (Kaolin) miền Đông Bắc Bộ đã và đang giữ vị trí quan trọng trong ngành khai khoáng nói chung và khai thác Kaolin nói riêng ở nước ta. Trong những năm gần đây công tác khai thác, sử dụng Kaolin ngày càng được mở rộng và đã góp phần nhất định trong tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội của đất nước.

Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng chu đáo nhất.

Liên hệ: 0936.121.125 - 0902.121.128

Công ty TNHH Khoáng Sản Xanh / 0 Bình luận / 06/ 08/ 2016

Viết bình luận