Tại sao Gà đẻ, Vịt đẻ lại cần cung cấp nhiều canxi?
Việc kiểm tra đánh giá nhu cầu Canxi của gà đẻ sẽ giúp chúng ta có thể thiết kế những chương trình nuôi dưỡng tốt hơn, giúp kéo dài thời gian khai thác trứng mà vẫn giữ được chất lượng vỏ trứng. Hãy thường xuyên kiểm tra sự cân bằng Canxi hằng ngày giữa lượng Canxi đi vào (Canxi được hấp thu vào qua dinh dưỡng) và lượng Canxi đi ra (Canxi để hình thành lên trứng).
Gà đẻ khoảng 35 tuần tuổi, sẽ là thời kỳ đỉnh cao của giai đoạn sản xuất trứng. Trong giai đoạn này gà đẻ tiêu thụ khoảng hơn 100g thức ăn trong đó bao gồm 4% tổng lượng Canxi và không quá 0,4% tổng số hàm lượng phốt-pho (P). Như vậy thì, mỗi ngày gà đẻ đã hấp thu khoảng 4 gam Canxi (Ca). Phần lớn thức ăn này được hấp thụ trong thời gian buổi sáng sớm, một phần nhỏ có thể được hấp thụ trong thời gian còn lại trong ngày, tùy thuộc vào độ "thèm" muốn ăn của gà và thực tế chăn nuôi.
Trong số 4 gam (tương đương 4000 miligram) Canxi được gà đẻ hấp thu vào:
- Gà đẻ sẽ đào thải (qua phân) khoảng 500 miligram Canxi là lượng Canxi khó tiêu hóa. Tức là khoảng 12,5% (khoảng 1/8) Canxi tổng số trong thức ăn. Đây là một sự lãng phí rất lớn, chúng ta có thể cải tiển để gà đẻ sử dụng Canxi hiệu quả hơn bằng cách cải thiện khả năng tiêu hóa Canxi của gà và sử dụng Canxi dễ tiêu hóa trong thức ăn.
- Có khoảng 400 miligram Canxi (khoảng 1/10) được bài tiết qua nước tiểu (do gà đẻ không có cơ quan bài tiết riêng nên nó được thải ra cùng với phân)
- Có khoảng 100 miligram Canxi khác sẽ quay trở lại ở dạng nguồn dự trữ trong xương.
Như vậy, chỉ còn lại khoảng 3000 miligram (khoảng 3 gam) Canxi là dành cho việc tạo trứng. Trong số này, thì 2000 miligram sẽ tham gia hình thành vỏ trứng và số còn lại vào lòng đỏ và lòng trắng trứng (albumen).
Thời gian hình thành vỏ trứng ở gà đẻ:
Quá trình hình thành trứng bắt đầu bằng việc hình thành lòng đỏ và lòng trắng trứng, điều này đòi hỏi lượng protein và năng lượng tích tụ để có thể hoàn thành sớm nhất (thường vào buổi sáng). Đòi hỏi này trùng với thời điểm hấp thụ thức ăn cao nhất. Sau đó, Canxi mới tham gia vào hình thành vỏ trứng được diễn ra từ đầu giờ chiều cho đến khi tối muộn. Trong thời gian này, nhu cầu thức ăn hấp thu vào là thấp nhất và lượng Canxi cần thiết lúc này phụ thuộc chính là lượng Canxi hấp thu trước đó từ thức ăn và lượng Canxi giải phóng từ dự trữ trong xương.
Dự trữ Canxi trong xương: Lượng dự trữ Canxi trong xương vào khoảng 1000 miligram; trong đó, gà đẻ có thể huy động không quá 100 miligram mỗi ngày. Nếu chế độ ăn thiếu Canxi bị kéo dài, thì lượng dự trữ Canxi này sẽ bị cạn kiệt trong vòng vài ngày. Quá trình huy động Canxi dự trữ nếu xảy ra trong thời gian dài có thể gây mất cân bằng Canxi và ảnh hưởng tới cấu trúc cơ thể gà đẻ.
Các nguồn canxi thô: Cung cấp một lượng Canxi hạt lớn là một giải pháp để hạn chế việc Canxi bị đào thải qua phân (như ở phần trên ta đã nhắc đến, khoảng 12,5) đặc biệt trong những thời điểm nhu cầu về Canxi của gà ở mức cao. Các nguồn Canxi thô như đá vôi (đường kính 2-5mm), vỏ sò (đường kính 2-8mm) đã qua xử lý được sử dụng thường xuyên vào thời gian buổi tối.
Công Ty TNHH Khoáng Sản Xanh hiện đang sản xuất các sản phẩm bột đá, đá hạt các loại ứng dụng trong ngành thức ăn chăn nuôi phục vụ trong và ngoài nước.
Khoáng Sản Xanh cam kết mang đến cho quý khách hàng những sản phẩm chất lượng tốt nhất, phục vụ chu đáo nhất, giá cả cạnh tranh và vận tải nhanh chóng.
Liên hệ: 0902.121.128 - 0936.121.125
Công ty TNHH Khoáng Sản Xanh / 0 Bình luận / 30/ 01/ 2019