Những điều cần chú ý sau bao đối với nuôi trồng thủy sản
Sáng 26/12, bão số 16 - Tembin tan trên vùng biển phía nam Cà Mau. Thời tiết khu vực cực nam tạnh ráo, người dân bắt đầu trở lại nhịp sinh hoạt bình thường.
Ngày và đêm nay, vùng áp thấp di chuyển chủ yếu theo hướng tây, suy yếu và tan dần.
Sáng cùng ngày, người dân các tỉnh chịu ảnh hưởng của bão cũng đã từ nơi tránh trú trở về nhà và bắt đầu nhịp sinh hoạt bình thường. Thời tiết khu vực này tạnh ráo, có nắng.
Để chủ động ứng phó với mưa lớn sau bão, giảm thiếy tối đa thiệt hại do mưa lũ sau bão, bài viết xin đưa ra một số giải pháp khắc phục các hậu quả sau bão đối với nuôi trồng thủy sản:
Đối với ao, đầm nuôi trồng thủy sản
- Xả bớt nước trên tầng mặt để giảm bớt lượng nước mưa trong ao; đồng thời tiến hành chạy máy quạt nước, sục khí nhằm hạn chế sự phân tầng nước đối với những ao nuôi thâm canh và bán thâm canh;
- Khi mưa lớn kéo dài, nước ao nuôi bị đục, Ph bị giảm đột ngột nên rải vôi xung quanh bờ ao (khoảng 10kg/100 m2), kết hợp bón vôi cho cao, đầm nuôi để ổn định pH nước và làm giảm độ đục của nước ao:
+ Đối với ao nuôi thủy sản nước ngọt: Lượng vôi bón 0,7-1kg/100m3 nước;
+ Đối với ao nuôi thủy sản nước mặn lợ: Lượng vôi bón 2-3kg/100m3 nước;
- Bổ sung vitamin C, chế phẩm sinh học vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho thủy sản nuôi.
- Tăng cường chăm sóc, quản lý ao nuôi, kiểm tra thường xuyên các yếu tố môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời.
Đối với lồng, bè nuôi trồng thủy sản:
- Kiểm tra các yếu tố môi trừng nơi đặt lồng, bè nuôi, đảm bảo các yếu tố môi trưởng nằm trong ngưỡng cho phép. Di chuyển lồng, bè về lại vùng nuôi (nếu trước bão đã đi chuyển lồng, bè);
- Kiểm tra, vệ sinh hệ thống dây neo, phao lồng, lưới để đảm bảo an toàn cho hoạt động sản xuất trở lại bình thường;
- Thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường và sức khỏe của thủy sản nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời.
minerals.vn
Công ty TNHH Khoáng Sản Xanh / 0 Bình luận / 26/ 12/ 2017