HƯỚNG DẪN BÀ CON CÁCH BÓN VÔI THỦY SẢN HIỆU QUẢ

  1. Tác dụng chính của bón vôi trong Thủy sản:
  • Cải tạo ao nuôi, đất ruộng,...
  • Trung hòa axit, nâng cao độ PH.
  • Cung cấp hàm lượng Magie và Canxi, giúp gia tăng kiềm và độ cứng của nước.
  • Khử trùng và diệt ký sinh trong ao.
  1. Các loại vôi thường dùng:
  • Đá vôi CaCO3: Thích hợp với nước có PH < 7, ít độc tính với tôm cá.
  •  Vôi ngậm nước Ca(OH)2: Dùng cho nước có PH < 4,5, kiểm soát dịch bệnh cho tôm, cá. Độc tính trung bình với tôm cá.
  • Vôi sống CaO: Sử dụng với ao khô, tăng độ PH nhanh chóng, độc tính với tôm cá thấp.
  • Vôi đen Dolomit CaMg(CO3)2: Áp dụng vào ao giàu chất hữu cơ, có độc tính trung bình với tôm cá.

  1. Các cách bón vôi để tăng hiệu quả:
    1.  Bón vôi để cải tạo ao nuôi:
  • Sử dụng sau khi nuôi xong hoặc sau khi thu hoạch vụ mùa, cần loại bỏ vi khuẩn và tạp chất để chuẩn bị cho lần thả giống kế tiếp.
  • Nên sử dụng vôi nóng từ 7 - 100kg/1000m2.
  • Rải quanh bờ ao và sau mỗi trận mưa. Sau khi xả cạn đáy ao thì dùng vôi rải đều, rải vôi khi đáy ao vẫn còn ẩm.
    1. Bón vôi để hạ phèn:
  • Đối với ao nuôi cá con: Dùng vôi từ 30 - 40kg/1000m2 hòa tan trong thùng sau đó để lắng rồi lấy nước tạt xuống ao, làm lại nhiều lần.
  • Đối với ao nuôi cá lớn: Dùng vôi từ 10 – 20kg / 1000m2 hòa tan với nước trong thùng thép sau đó tạt đều xuống ao.
  • Đối với bè nuôi cá: Dùng 2 – 4 kg/10m3 trong bè, cho vôi vào bịch treo đầu dòng chảy.
    1.  Bón vôi để điều chỉnh độ trong của nước:
  • Sử dụng lượng 10 – 20kg/m2: Hòa vôi xong tạt đều khắp ao, sử dụng vôi làm lắng chìm các chất hữu cơ dạng keo, chất phù sa trong nước.
    1. Bón vôi để phòng trừ dịch bệnh:

Từ 10 – 15 ngày, sử dụng vôi nông nghiệp lượng 10 – 20kg/1000m2 pha ngoài tạt đều vào ao.

  1. Yêu cầu khi bón vôi:
  • Thời gian bón vôi: Lúc nắng gắt từ 11h – 15h
  • Mang khẩu trang và bộ đồ lao động khô ráo để đảm bảo an toàn
  • Không hòa tan vôi trong xô nhựa
  • Rắc vôi theo hướng gió
  • Không tạt vôi khi còn nóng vào ao đầy nước
  • Không bón vôi vào ngày nhiều mây hoặc mưa
  • Bà con cần thường xuyên kiểm tra độ PH trong ao. Nếu độ PH thấp hoặc có chiều hướng giảm dần thì sử dụng vôi để giữ ổn định PH.
  • Khi trong ao có tôm cá, bà con chỉ nên bón vôi nông nghiệp CaCO3
  • Nếu dùng vôi sống (CaO) và vôi tôi Ca(OH)sẽ làm pH tăng nhanh, dễ gây sốc cho cá, chính vì vậy bà con không nên áp dụng hơn 200 kg/ha CaO trong 1 ngày. Luôn duy trì độ pH dưới 9,5 để đảm bảo an toàn cho tôm, cá.
  • Liều dùng khuyến khích khi bón vôi là từ 1,5 – 3 kg/100m3 nước trong ao. 

Với những chia sẻ về cách sử dụng vôi trong nuôi trong thủy sản trên, hy vọng bà con có thể áp dụng cho quá trình nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả !

Công ty TNHH Khoáng Sản Xanh

Vui lòng liên hệ: Ms Dương 0935.815.689 - Mr Đức 0902.121.128 - Mr Sơn 0938.176.999

Website: minerals.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/nhamaysanxuatvoicongnghiep

Công ty TNHH Khoáng Sản Xanh / 0 Bình luận / 16/ 05/ 2022

Viết bình luận