Dolomite, vôi CaO trong quy trình cải tạo, xử lý và quản lý môi trường ao nuôi tôm

     Trong nuôi trồng thủy sản, pH của nước thường xuyên biến động theo chu kỳ ngày đêm, biên độ biến động tăng dần từ đầu cho đến cuối vụ, khiến ao nuôi bị mất cân bằng dinh dưỡng với nhiều chất hữu cơ và bùn ở đáy ao,…Vôi, dolomite có tác dụng hạ phèn, tăng kiền, ổn địch pH, diệt khuẩn, khiến tôm phát triển tốt. Vì vậy, dùng vôi, dolomite như thế nào trong quá trình cải tạo, xử lý và quản lý ao nuôi tôm.

1. Cải tạo ao ương, ao nuôi và ao lắng

            - Bước 1: Tháo cạn nước trong ao, sên vét làm sạch lớp bùn ở đáy ao, loại bỏ các địch hại có trong ao từ vụ nuôi trước. Gia cố bờ ao chắc chắn, lót bạc bờ ao (nếu có) để chống xói lở và hạn chế bị rò rỉ. Rào lưới xung quanh để tránh các loài ký sinh gây bệnh từ bên ngoài.

            - Bước 2: Bón vôi đá (CaO), tùy vào điều kiện pH đất mà bón cho phù hợp (phụ lục 1).

           * Lưu ý:

            - Sau khi bón vôi đá (CaO), tùy vào điều kiện chất đất mà có thể bón lót thêm lượng vôi nông nghiệp CaCO3 hoặc vôi Dolomite cho phù hợp. Có thể bổ sung thêm khoáng vi lượng tác dụng làm tăng độ kiềm đối với những ao nuôi lâu năm, nghèo dinh dưỡng và dễ gây màu nước.

           - Bước 3: Phơi đáy ao từ 5 – 7 ngày đến khi nứt chân chim thì tiến hành lấy nước.

          Đối với những ao nuôi không phơi được: bơm cạn nước, dùng máy cào chất thải về góc cuối ao, bơm chất thải vào ao chứa thải sau đó bón vôi với liều lượng như Bước 2. Sau khi bón vôi xong phải cấp nước vào ao ngay ngày hôm sau để tránh hiện tượng xì phèn.

* Đối với ao mới: Cần có thời gian ngâm rửa đáy ao nhiều lần rồi tiến hành xử lý như các Bước 1, 2, 3.

2. Quản lý môi trường ao nuôi

- Trong quá trình nuôi cần quản lý các yếu tố môi trường để tôm phát triển tốt hơn.

-   Kiểm tra pH, độ trong 2 lần/ngày vào lúc 7 giờ sáng và 15 giờ chiều, kiểm tra độ kiềm, NH3 3 ngày/ lần để điều chỉnh cho phù hợp.

- Trong quá trình sinh trưởng, tôm chân trắng cần rất nhiều khoáng, do đó trong ao nuôi nên duy trì độ kiềm từ 120 mg/l trở lên bằng cách sử dụng vôi CaCO3 hoặc Dolomit và thường xuyên bổ sung khoáng cho ao nuôi vào ban đêm 3-5 ngày/lần giúp tôm nhanh cứng vỏ và lột xác đồng loạt.

 -  Định kỳ 7-10 ngày/ lần cấy vi sinh để tăng cường mật độ vi khuẩn có lợi trong ao nuôi hoặc 7-10 ngày/ lần diệt khuẩn ao nuôi kết hợp cấy men vi sinh trở lại sau 48 giờ.

- Hạn chế lấy nước vào ao nuôi, khi cần thiết thì lấy nước vào ao lắng rồi xử lý Chlorine liều 30kg/1.000m3 đến khi hết dư lượng chlorine thì tiến hành bơm vào ao nuôi (qua túi lọc), mỗi lần cấp khoảng 20% lượng nước ao nuôi, cấp vào lúc trời mát.

            * Quản lý pH và kiềm:

- Khắc phục pH thấp: gây tảo và giữ màu nước thích hợp đảm bảo độ trong đạt từ 30 – 40 cm. Trong quá trình nuôi nếu pH < 7,5 cần bón vôi CaO với liều 7 - 10kg/1000m3 nước.

   - Khắc phục pH cao: sử dụng mật đường 3kg/1000 m3 kết hợp sử dụng vi sinh hoặc dùng Acid acetic 3-5 kg/1000 m3 kết hợp sử dụng vi sinh.

   - Khắc phục độ kiềm thấp: sử dụng Dolomite hoặc CaCO3 với liều 15-20kg/1000m3 vào ban đêm cho đến khi đạt yêu cầu.

 

Công ty Khoáng Sản Xanh chuyên phân phối các sản phẩm từ đá vôi CaCO3, dolomite, sỏi, đá trang trí trên toàn quốc với giá cạnh tranh nhất.

Mọi thắc mắc xin liên hệ: 0902.121.128 - 0936.121.125

Công ty TNHH Khoáng Sản Xanh / 0 Bình luận / 24/ 01/ 2019

Viết bình luận